Tôi viết 6 điều này hy vọng sẽ có ích cho chuyến đi của bạn

by Tuân Cuồng Chân

“Phượt” tôi xin đặt nó trong ngoặc kép bởi vì tôi không muốn nhắc nhiều tới nó, không phải vì tôi ghét từ “Phượt” nhưng hiện nay có rất nhiều bạn suốt ngày nói “Đam Mê Phượt” muốn đi đây đi đó để “khám phá”, “mở rộng tầm mắt”, điều đó rất đáng mừng, tôi còn nhớ cái hồi sinh viên tôi chưa biết gì về đi, tôi suốt ngày ngồi chơi game và đi làm thêm. Bây giờ facebook báo mang suốt ngày đưa những hình ảnh lung linh về những chuyến đi, những video về cặp đôi “phượt đốn lòng dân mạng”, nó tác nhân giúp các ban có động lực đi, còn mục đích đi thì tôi ko rõ lắm: đi để khám phá? hay đi để tỏ ra mình sành điệu ?

Tôi thì ko quan tâm lắm về mục đích đó, vì tôi nghĩ tuổi trẻ thì ai cũng trải qua những cái đó, có này có kia rồi sau này nhìn lại có thể bạn tự hào, cũng có thể như tôi ngồi cười “sao hồi đó mình lại hành động ngớ ngẫn vậy nhỉ”. Dù sao đi nữa cái quan trọng của tất cả những chuyến đi thì nên đặt yếu tố an toàn lên hàng đầu, có những cái bạn cần mạo hiểm như: leo núi, chơi trò mạo hiểm, có những cái bạn không cần phải mạo hiểm tính mạng đó là chạy xe máy, điều rất phổ biến của “dân phượt” hiện nay.

Dài dòng thế đủ rồi tôi xin chia sẻ 1 xíu nhưng cái mà tôi tự rút ra được sau những chuyến đi, hy vọng giúp bạn phần nào đó có 1 chuyến đi an toàn.

Xác định tinh thần là đang đi chơi

Thật là nực cười khi tôi thấy nhiều người nói đi phượt, đi bụi,… là đi để khám phá đi để biết chỗ này chỗ kia​. ​Tôi thấy họ phóng xe cứ như là đi để đến, trong khi trên đường quá trời cảnh đẹp, quá nhiều thứ để họ khám phá mà họ lại bỏ qua. Vậy thì đâu phải gọi là đi để khám phá.

Nên khi đi các bạn cần xác định là mục đích để làm gì, nếu mà đi khám phá thì chạy chậm lại, 30 km nghỉ ngơi một lần, không thì 10 km ngh​ỉ một lần cũng ​không sao. Có khi nhóm tôi đi 60 km mà gần 6 tiếng đồng hồ, vì như vậy bạn mới khám phá được nhiều hơn. Khi chạy chậm và ngh​ỉ ngơi nhiều, tinh thần sẽ minh mẫn, như thế sẽ an toàn. Vừa an toàn vừa khám phá, bạn còn muốn gì nữa?

Nghĩ ngơi ở 1 nơi như vậy thì tại sao không nhỉ
Nghĩ ngơi ở 1 nơi như vậy thì tại sao không nhỉ

Yếu thì đừng ra gió

Nhiều người hỏi tôi về việc chạy xe ở đèo Hà Giang. Tôi hù là khó đi lắm. Bạn phải có kỹ năng vào số, rồi lùi số, kỹ năng vượt xe, xin đường vào cua các kiểu… Tôi vẽ ra 1001 lý do cho các bạn ấy sợ. Người nào mà chưa đi đường đèo nghe vậy là ở nhà luôn hoặc là phải đi xe đò.

DEO HAI VAN 015 1

Đối với t​ôi an toàn là trên hết nên hù cho mấy bạn chưa đi lần nào biết đường mà lượng sức chứ cứ cái câu “trẻ thì phải thử một lần” nghe nhàm lắm. Lượng sức mình mà đi chứ đừng có hùa theo mấy cái triết lý vớ v​ẩn rồi người đau buồn không phải là bạn!

​Còn nữa “đi cùng đoàn thì phải theo đoàn, tinh thần tập thể”. Đồng ý​, vậy bạn chạy không được 60 km một giờ trong đêm tối (rất rất nhiều đoàn đi như vậy 18-24h đến) thì bạn cứ nói trưởng đoàn. Nếu bạn mệt nói trưởng đoàn, họ không đồng ý cho bạn chạy chậm, hoặc ngh​ỉ ​thì “vì tinh thần của tập thể tôi xin rút lui để không làm chậm mọi người”. ​Vừa an toàn, vừa tập thể… ​Tại sao không?

Trang bị kỹ năng lái xe

Tôi không rành lắm về kỹ thuật ôm, bo cua, nhưng từ kinh nghiệm bản thân, tôi nhận ra những điểm sau:

Đầu tiên đi chậm. Cái này khỏi phải bàn cãi nhé. Thứ 2, lên dốc số nào thì xuống số đó hoặc thấp hơn. Ví dụ lên dốc số 3 thì bạn xuống số 3. Nếu bạn thấy lao nhanh quá thì thắng lại cho nó đi chậm chậm, rồi lui số 2 đề nó ghì xe lại, khi ấy bạn sẽ làm chủ tốc độ không bị lao dốc.

Thứ 3, vượt thì phải xi-nhan bóp còi xin vượt, và vượt bên trái (nên thế). Khi thấy xe trước thực sự nhường đường thì vượt. Tuyệt đối không vượt lúc vào cua, khuất tầm nhìn xe đối diện.

Thứ 4, gặp ổ gà, ổ voi bất ngờ thì đừng lách, tránh mà thật cứng tay lái bình tĩnh rồi chạy vào luôn. Vì nếu bạn đi tốc độ cao mà lách không khéo là xe sau phi lên hoặc tránh bánh xe thì bạn sẽ nguy hiểm hơn (nhớ là cứng tay lái nhé).

Thứ 5, một cục đá nhỏ cũng có thể làm bạn té xe. Vì thế, nếu bạn thấy cục đá nhỏ bằng 1/2 nắm tay cũng đừng chủ quan. Nếu không cứng tay thì nó làm lệch bánh xe của bạn như chơi.

Thứ 6, khi đi đêm gặp xe đối diện bật đèn pha thì nhá đèn ra hiệu họ tắt đèn pha, đồng thời bạn cũng tắt đèn pha về cốt luôn…

Chi tiết hơn tại đây: Kinh nghiệm chạy xe đường đèo cho người mới

Bạn cần phải để ý những khúc như vậy, chạy chậm lại
Bạn cần phải để ý những khúc như vậy, chạy chậm lại

Trang bị đồ bảo hộ

Đi đường dài thì nên mua mũ bảo hiểm 3/4 hoặc fullface có kính chắn gió, vừa an toàn vừa giúp bạn không bị khô mắt khi chạy xe. Nên mua giáp tay giáp chân mang vào cho những chuyến đi dài… Nói chung là mấy cái thứ này gọi là đồ ph​òng hộ. Khi không xảy ra chuyện gì​, các bạn sẽ thấy rất phiền, nhưng mà lỡ có chuyện thì bạn sẽ thấy không bao giờ thừa. Bài học của mình là nhờ nó mà mình bay một đoạn gần 5 m khi đâm một con chó bị xe cán chết mà không trầy xước gì.

Tối giản hành lý

Nếu xe bạn còn chỗ thì nên để balo đồ ở đằng sau. ​Khăn quàng cổ nhớ buộc gọn rồi cho vào áo đừng để bay bay như lãng tử vướng lung tung. Cờ đỏ sao vàng hay cờ đoàn nếu không cần thiết thì cũng không nên cắm. Tuyệt đối không cắm cái gì ở đằng sau xe.

Mẹo hay: Infographic cách xếp đồ du lịch vào vali hay

Bạn vui, bạn được hình đẹp, được đi nhiều nhưng mà đằng sau bạn có nhiều thứ lắm

Bạn đừng vì một phút nông nổi mà để cả gia đình bạn phải đau khổ. Bạn được nhiều cái nhưng họ lại mất đi cái quý nhất, và họ cũng là người đau buồn nhất. Vì thế hãy luôn đưa yếu tố an toàn lên hàng đầu… Lúa, tam giác mạch, dã quỳ, hoa cải, Mã Pí Lèng, Lũng Cú, ​các con đèo thì vẫn còn đó k​hông đi đâu mà phải vội vàng.

14 comments

trung 11 Tháng Mười Một, 2015 - 12:54 chiều

bài viết rất hữu ích. Mình đang định làm 1 chuyến đi lên ngã 3 đông dương trong tết này nhưng mà vẫn chưa tìm thấy có bài review nào để giúp mình hiểu rõ cung đường này hơn,chủ yếu là muốn tìm hiểu thêm về cung đường

Reply
Tiqui 12 Tháng Mười Một, 2015 - 9:12 chiều

oh, mới solo 1 chuyến về…
https://www.youtube.com/watch?v=11css56EJmU

Reply
Tran Thi Gia Ngoc 16 Tháng Mười Một, 2015 - 9:52 sáng

Mình mới đi Ngã Ba Đông Dương vào tháng 8/2015 và có một vài chú ý về đường đi cho bạn như sau:
– Đường từ Tp Kon Tum đến cửa khẩu Bờ Y rất đẹp và mượt. Nhưng dọc đường có khá nhiều chốt công an nên bạn phải chú ý tốc độ cho phép. Dọc đường cũng có khá nhiều xe bắc nam vì đường Hồ Chí Minh đã xong nên bạn phải chú ý an toàn đối với những xe này.
– Đường đi từ Kon Tum đến cửa khẩu rất nắng vì ít cây lớn, do đó bạn phải chuẩn bị trang phục chống nắng, bao tây, khẩu trang, giày … để tránh tình trạng say nắng (đối với các bạn chưa quen chạy xe đường trường)
– Tới cửa khẩu Bờ Y, bạn có thể hỏi đường để vào cột mốc. Chạy khoản 10km trên con đường xi măng hẹp nhỏ, một bên là vách núi, một bên là vực. Trên con đường này bạn phải cẩn thận vì có nhiều xe đi ngược chiều, 2 bánh có mà xe tải chở gỗ cũng có. Bạn phải hạn chế tốc độ, không thấy đường vắng mà tăng tốc vì đối diện sẽ xuất hiện xe ngược chiều lúc nào không biết.
– Đi được 10km bạn sẽ thấy một tấm bảng ghi chữ ‘ CỘT MỐC BIÊN GIỚI” và thế là khóa xe cẩn thận và chụp hình với tấm biển này thôi. Sau đó, bạn sẽ đi lên bật thang để tới cột mốc 3 mặt Viêt- Lào- Cam. Bạn nên đem theo áo cờ đỏ sao vàng và 1 lá cờ tổ quốc (nếu đi đông người). Ở đây chụp hình thì cảm giác rất khác so với những chỗ khác.
– Khi đi bạn nên chuẩn bị đồ ăn nhẹ và một tấm bạt để trải ngồi vì có thể bạn đến nơi là buổi trưa. Bạn có thể dừng lại phía trước siêu thị miễn thuế và ăn nhẹ trước khi chạy xe vào cột mốc.
Chúc bạn có một chuyến đi vui vẻ và an toàn.

Reply
Hang 11 Tháng Mười Một, 2015 - 6:49 chiều

Chào bạn, mình sắp có chuyến đi từ Hà Nội vào Đà Nẵng bằng xe máy, bạn có thể cho mình xin ít kinh nghiệm hoặc lời khuyên được k? m

Reply
Tuân Cuồng Chân 12 Tháng Mười Một, 2015 - 2:12 chiều

bạn đi đg mòn HCM nha

Reply
Việt Hùng 12 Tháng Mười Một, 2015 - 8:02 chiều

Mình thích bài viết của bạn, nó đặt ra những vấn đề tuy nghe thì chung chung nhưng đều là vấn đề cốt lõi
Bản thân mình chưa đi nhiều, nhưng mình cũng đã bắt đầu ít dùng dần từ “phượt” cũng vì lí do bạn đề cập LOL
Mình cũng đồng ý với tiêu chí “an toàn là trên hết”. Ai cũng biết đi du lịch bằng xe máy là kém ổn định hơn lên ô tô hay tàu hỏa, nhưng không thể vin vào đấy mà cứ YOLO mãi được. YOLO trong việc muốn được đi, nhưng đã lên xe thì phải an toàn

Reply
mon 29 Tháng Mười Một, 2015 - 6:27 chiều

bị cuốn vào những bài viết của chàng trai này rồi @>@

Reply
Tuân Cuồng Chân 30 Tháng Mười Một, 2015 - 3:46 chiều

tks bạn

Reply
Triệu Nguyễn 8 Tháng Năm, 2016 - 12:42 sáng

Bài viết của anh rất hay và hữu ích, em cũng mới đi phượt được vài chuyến nên cần những kinh nghiệm này. Cảm ơn anh.
Nhưng có vài chỗ em chưa hiểu ý lắm ví dụ “cứng tay khi gặp ổ gà” ý của anh là giữ chặt tay lái hay nói về kinh nghiệm lái “cứng”. Vì theo như em tham khảo qua một số hướng dẫn đi xe moto, xe gắn máy thì hầu hết đều khuyên khi đi xe nên thả lỏng vai và hai tay để có thể điều khiển xe tốt nhất, khi gặp các điều kiện xấu khiến cho xe đảo bánh trước thì việc giữ cứng tay lái, cứng ở đây là động tác cố gắng giữ chặt ở một vị trí, sẽ khiến thân xe bị rung lắc mạnh vì toàn bộ những tác động không đều lên bánh trước sẽ chuyển sang thân xe, hậu quả có thể dẫn đến mất kiểm soát xe. Tốt nhất trong các trường hợp này nên bình tĩnh thả lỏng vai và tay, hay tay linh hoạt thuận theo sự tự động điều chỉnh của xe, “tự động điều chỉnh” là khi di chuyển về phía trước thì bánh xe trước có xu hướng tự động điều chỉnh về vị trí cân bằng của xe.
Nhiều người đi phượt là để được đi đó đây, chinh phục các thiên nhiên hùng vĩ, thưởng thức các văn hóa vùng miền… thì đó là mong muốn chung của tất cả các bạn đi phượt. Nhưng còn tùy vào sở thích của mỗi người mà họ có cách thưởng thức riêng, nếu như anh thích đi chậm để ngắm nhìn cảnh vật bên sườn núi thì em lại thích “vút” xe để được chinh phục những cung đường cong tuyệt đẹp, hay vivu để gió táp vào mặt trên những cánh đồng xanh bát ngát…
Đi nhanh cũng có cái thú riêng, nhưng đi nhanh không phải là “điên”, em khẳng định vậy, quan trọng là người đi phải biết trang bị các kỹ năng lái xe an toàn, vào cua thế nào, ra khỏi vòng cua thế nào, cách quan sát đường đi như thế nào, tránh xe thế nào, vượt xe thế nào, giữ khoảng cách xe an toàn như thế nào v.v.. và phải biết cách tự phòng hộ tránh các trường hợp bất trắc xảy ra. Nếu đi chậm mà “đi ẩu” thì cũng chết người như chơi, kiểu ra đường mặt ngơ ngơ ngáo ngáo không biết nhìn trước ngó sau cứ bang bang chạy thì chậm hay nhanh gì cũng là “quá điên”.
Đi đường cũng sợ bất trắc về xe cộ nên em cũng hay mày mò cách xử lý các tình huống này nọ của anh em đi trước và các chuyên gia về xe cộ… Lái xe thì phải an toàn, em nhiệt liệt ủng hộ tinh thần này á. :>

Reply
Tuân Cuồng Chân 8 Tháng Năm, 2016 - 11:07 sáng

Cưng tay ở đây là em làm chủ đc tay lái… anh để vào dấu nháy đó em

Reply
Hằng nguyễn 8 Tháng Năm, 2016 - 10:16 sáng

Đúng quá rồi bạn. Dạo này lên mạng là cứ thấy đi phượt rần rần ý. Mình đồng ý với quan điểm của bạn đi là để khám phá chứ không phải để đến nơi. Nhiều người bảo Đà Lạt đẹp thế này thế kia, nhưng mà mình chỉ thích đi trên đường đèo từ Nha Trang đến Đà Lạt. Mình đã được thử cảm giác đi đèo lúc trời chiều tối. Vì sự cố kỹ thuật thôi chứ không phải cố ý đi như vậy. Về nhà kể lại ai cũng bảo là mày điên rồi, nguy hiểm lắm, blah blah… Nhưng mà cảm giác thật sự rất khó quên.

Reply
Tan An 20 Tháng Mười Một, 2016 - 2:15 chiều

Cảm ơn Tuấn !

Reply
Tan An 20 Tháng Mười Một, 2016 - 2:19 chiều

Cảm ơn Tuân !
(Xin lỗi vì lỗi đánh máy)

Reply
Vu Khuc 23 Tháng Ba, 2017 - 3:56 chiều

Cảm ơn tác giả. Bài rất hay.

Reply

Leave a Comment